Nấm tai mèo có những tác dụng gì cho cơ thể con người?

Nấm tai mèo hay Nấm Mộc Nhĩ là một loại nấm siêu bổ sung sắt, cực tốt cho những người thiếu máu và cải thiện hệ tim mạch. Là một trong những món ăn vị thuốc có thể giúp tăng cường và hỗ trợ điều trị bệnh như một loại dược phẩm cho sức khỏe…

Trong hàng ngũ ẩm thực, nói về các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thì họ nhà nấm được xem là một loại ẩm thực cao cấp và thông dụng bởi chúng có rất nhiều dưỡng chất, không chỉ bồi bổ thân thể mà còn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Nấm Khỏe hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn một loại nấm thân thuộc có tên gọi là Nấm mèo, hay còn gọi Nấm Mộc Nhĩ. Đây vốn là một trong những món ăn cũng khá là thân quen của các gia đình Việt bên cạnh các loại nấm ăn thông dụng khác.

Các bạn hãy cùng Nấm Khỏe khám phá về những ưu điểm đặc trưng của bé Nấm Mộc Nhĩ này xem nhé!

Tìm hiểu về nấm tai mèo 

  • Tên khoa học: Auricularia Auricula-judae
  • Họ: Auricularaceae
  • Một số tên gọi thông dụng khác: mèo, Nấm Tai Mèo,…
  • Màu sắc: Từ nâu sẫm đến đen (khô), đỏ hồng (tươi)

Nấm mèo hay Nấm Mèo là tên gọi thông dụng, tên chính của loại nấm này được gọi là Nấm Mộc Nhĩ. Bạn cũng thắc mắc tại sao chúng lại có cái tên như vậy đúng hem?

Đầu tiên khi nhìn vào hình dáng của loại nấm này, bạn sẽ thấy chúng khá giống tai người, nên được gọi là “nhĩ“. Chúng mọc ra ở trên cây gỗ và thân nấm có kết cấu tựa như cao su, tương đối cứng và giòn như gỗ, mà gỗ là “mộc“.

Nên ghép lại gọi là “mộc nhĩ“, nghĩa là “tai của gỗ“, cũng hợp lý hén.

Bên cạnh đó, một số người còn cho rằng hình dáng của loại nấm này lại giống tai mèo nữa, vậy nên vài địa phương còn gọi chúng là Nấm mèo hay Nấm Mèo là vì vậy đó.

Thật ra hình dáng của chúng không có cố định đâu, nhưng vì gần giống nên người ta đặt cho chúng một cái tên thông dụng để gọi. Thật sự chả mấy nơi mà có nhiều tên như Việt Nam cả.

Tìm hiểu về nấm tai mèo 
Tìm hiểu về nấm tai mèo

Nấm tai mèo mọc ở đâu trong tự nhiên?

Trong tự nhiên, Nấm Mộc Nhĩ mọc chủ yếu trên các cây gỗ mục và ẩm ướt và mọc thành từng cụm với nhau. Còn trong nuôi trồng nông nghiệp, chúng được nuôi trồng chủ yếu các các phôi mùn cưa cao su y như cách mình trồng Nấm Bào Ngư vậy đó.

Y học nói gì về Nấm tai mèo?

Theo Đông Y, người ta cho rằng Nấm Mộc Nhĩ có vị ngọt và tính bình, khi sử dụng thì hoạt chất sẽ đi vào các bộ phận “đại tràng, thận, can, kinh tỳ vị“.

Chúng còn có nhiều tác dụng như: “làm cho máu ngừng chảy ra ở các vết thương, cũng như làm mát máu“.

Bên cạnh đó loại nấm này còn có tác dụng hỗ trợ giảm các bệnh lý như: “lỵ ra máu, tiểu dắt hay tiểu ra máu, trị lở, bền cơ, bổ khí, hoạt huyết, trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị,…” cực kỳ hiệu quả.

Tác dụng của Nấm mèo mang lại

1. Những tác dụng mà Nấm mèo hỗ trợ

Bên cạnh những tác dụng được Đông Y đề cập đến, cụ thể hơn thì Nấm mèo có những tác dụng cực kỳ tốt như:

  • Chống ung bướu
  • Chống các bệnh về viêm nhiễm
  • Giảm mỡ máu
  • Hạ lượng đường trong máu
  • Chống oxy hóa
  • Bảo vệ hệ tim mạch
  • Chống đông máu

2. Tác dụng đặc trưng của Nấm tai mèo

Nếu nói đến tác dụng đặc trưng nhất của Nấm Mộc Nhĩ thì phải nói đến hỗ trợ máu huyết là nhất trong các loại nấm.

Ăn Nấm mèo còn giúp bạn ngừa được các bệnh liên quan tới “tắc hoặc vỡ mạch máu” ở những người hay bị tăng huyết áp (huyết áp cao), từ đó còn giúp hạn chế tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim dẫn đến đột quỵ nữa.

Chúng cũng giúp cho máu huyết lưu thông đều toàn thân, máu được đưa lên não đầy đủ hơn, sẽ giúp bạn duy trì trí nhớ tốt, nhất là với người bị đãng trí (hay quên) và người già sẽ giữ được sự minh mẫn.

Bao gồm cả tác dụng giảm hàm lượng Cholesterol trong máu khá hiệu quả, cũng như góp phần kiểm soát cân nặng rất tốt với những người bị thừa cân và béo phì, công dụng như Nấm Bào Ngư vậy.

Tác dụng của Nấm mèo mang lại
Tác dụng của Nấm mèo mang lại

3. Nấm tai mèo có thể dùng thay các món bổ máu

Là con gái, phụ nữ việc bổ sung những viên sắt hay các món ăn bổ máu mỗi tháng luôn là điều cần thiết, thế nhưng đa phần chị em đều sợ hoặc không thích dùng các loại thuốc bổ máu.

Cách dễ dàng nhất đó là hãy dùng Nấm mèo trong bữa ăn hoặc tán nhuyễn thành bột để uống, bởi đây là một trong các loại thực phẩm bổ sung sắt hữu hiệu cho người thiếu máu. Cách sử dụng bạn hãy xem ở mục cách chế biến Nấm Mộc Nhĩ bên dưới bạn nhé!

Và hầu như mọi loại nấm đều có thành phần tốt cho máu. Vậy nên bạn có thể ăn nấm thay thế thịt bò và huyết để bổ máu, vì ăn nấm vẫn tốt cho sức khỏe hơn dùng nhiều thịt.

Tốt nhất, theo lời khuyên của các chuyên gia về sức khỏe, bạn nên giảm lượng thịt và tăng cường khẩu phần nấm trong các bữa ăn để giảm các bệnh, nhất là các bệnh về mỡ máu, tim mạch,… nhiều như hiện nay. Máu có vấn đề thì cơ thể bạn sẽ gặp rắc rối to đấy.

Nếu máu tốt thì bạn sẽ có sức khỏe tốt và mát máu thì sẽ khiến cho da dẻ bạn trở nên hồng hào và tươi sáng, mịn màng hơn. Đó là lý do rất nhiều cô gái xinh đẹp ăn uống lành mạnh, nhất là họ là fan ruột của các món nấm như Nấm Mộc Nhĩ.

4. Nấm mèo giúp trẻ hóa, tốt cho xương

Nấm cũng giúp chống oxy hóa cực mạnh. Ăn nấm thường xuyên trông bạn sẽ trẻ hơn và lâu bị già so với bạn bè cùng tuổi. Nghĩa là tuổi sinh học của cơ thể sẽ trẻ hơn so với tuổi thật.

Ăn Nấm Mộc Nhĩ hay các loại nấm cũng sẽ làm cho xương bạn luôn chắc khỏe, bởi trong nấm có hàm lượng cao Protid, Canxi, Phốt pho, Sắt cũng như các vitamin bổ trợ tốt cho xương.

Những bệnh nhân có bệnh về xương khớp thường được khuyên sử dụng các loại nấm trong bữa ăn hằng ngày.

Nấm có khả năng hấp thụ vitamin như cơ thể người, nên nếu bạn ăn các loại nấm khô được phơi trực tiếp qua ánh nắng mặt trời thì sẽ cung cấp được cho cơ thể một lượng vitamin D đủ cao hỗ trợ cho Canxi, giúp xương luôn chắc khỏe, nhất là với người lớn tuổi.

Các loại nấm khô tại Nấm Xanh đều được phơi trong nhà sấy và hấp nhiệt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời lên tới 80 độ C, đảm bảo hàm lượng vitamin D có trong nấm tốt nhất.

Hàm lượng dinh dưỡng

Trong Nấm mèo có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng gồm: “Protid, Lipid, Glucid, chất xơ, B-Caroten và các loại vitamin B1, B2, P, Ca, Fe…“.

  • Trong đó, hàm lượng Protid tương đương với thịt
  • Sắt (Fe) cao gấp 10 lần so với thịt
  • Canxi (Ca) cao gấp 20 lần so với thịt
  • Vitamin B2 cao gấp 10 lần so với rau.

Hàm lượng dinh dưỡng
Hàm lượng dinh dưỡng

Cách chế biến Nấm mèo trong ẩm thực

Cũng giống như các loại nấm ăn khác, Nấm mèo có thể chế biến được rất nhiều món ngon và có lợi cho sức khỏe. Cái hay của nấm là làm món chay hay mặn đều dùng được.

Loại nấm này được xem là một trong những món ăn vị thuốc cực kỳ bổ dưỡng, nhất là những người khí huyết suy kém thì bổ sung Nấm Mộc Nhĩ là sự lựa chọn hàng đầu.

Mỗi ngày, bạn có thể dùng từ 15-20 gram Nấm mèo là tốt nhất, có thể làm các món: “xào, nấu, sắc nước hoặc nghiền nhỏ để uống“.

Ăn nấm mỗi ngày sẽ giúp cho sức khỏe được tốt hơn, không lo hấp thụ độc tố vào trong người, hiện nay các món ăn chế biến bên ngoài không thể đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng để bạn an tâm.

Nấm vốn dĩ chỉ sinh tồn và phát triển được trong môi trường hoàn toàn sạch và đại đa số trong chúng không thể sống được khi bị tác động bởi các chất hóa học như con người.

Cách chế biến Nấm tai mèo bồi bổ khi có bệnh

Nấm mèo chỉ là một loại nấm ăn có dược tính, không phải thuốc, nên có thể dùng để ăn tự nhiên hoàn toàn được nhé!

Vì có mang dược tính tốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh, nên một số người có bệnh lý như sau nên dùng Nấm mèo để giúp bệnh tình khá hơn.

  • Người bị mỡ máu cao và bị nghẽn mạch
  • Người bị tai biến mạch máu não, đông máu
  • Người bị mạch vành và cao huyết áp
  • Người đi tiểu và đại tiện ra máu
  • Người bị đại tiện không thông
  • Người bị hư lao và khạc ra máu
  • Người bị ho và ho có nhiều đờm
  • Người bị rong kinh
  • Người bị bệnh trĩ
  • Người bị xơ cứng động mạch, chảy máu võng mạc
  • Người bị bệnh lỵ mãn tính

Cụ thể về từng cách chế biến Nấm tai mèo cho mỗi loại bệnh, hãy xem tiếp phần sau nhé!

Những lưu ý quan trọng khi chế biến Nấm mèo

1. Không ăn Nấm mèo tươi

Lúc còn tươi, trong Nấm Mộc Nhĩ có chứa một lượng chất Morpholine rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu bạn ăn Nấm mèo tươi vào thì khi tiếp xúc với ánh sáng bạn sẽ có thể bị ngứa ngáy, phù nề thậm chí hoại tử da, vô cùng nguy hiểm.

2. Không nên ngâm Nấm mèo ở nước nóng

Đa số chúng ta hay có thói quen ngâm nấm trong nước nóng hoặc nước ấm để nấm nở ra nhanh chóng. Tuy nhiên, cách đấy không hề đúng và với Nấm mèo lại càng không.

Nếu ngâm Nấm mèo trong nước nóng sẽ làm cho chất Morpholine có trong nấm có cơ hội phát triển.

Vậy nên chỉ được ngâm Nấm mèo trong nước lạnh để hòa tan chất độc này, đồng thời giúp cho Nấm mèo có vị tươi ngon hơn khi nấu ăn.

3. Không ngâm Nấm tai mèo trong nước quá lâu

Cũng là thói quen của nhiều người khi nấu ăn cần lưu ý rằng, Nấm mèo nếu ngâm quá lâu trong nước sẽ làm biến chất.

Bên cạnh đó, chúng có thể gây độc nếu để trong nước lâu, nguyên do là từ chất đạm bị thủy phân. Nếu bạn ngâm thịt và cá quá lâu trong nước sẽ xảy ra vấn đề tương tự.

Nên bạn chỉ nên ngâm nấm trong nước lạnh từ 30-45 phút là đủ trước khi sử dụng! Bởi vì đã từng có trường hợp cấp cứu do ngâm Nấm tai mèo 2 ngày trong nước và dùng lạnh, tối đa cho phép chỉ được để dưới 8 tiếng.

Một số món, trong đó ví dụ như món ốc, không nên ăn cùng Nấm tai mèo bởi cả 2 đều có tính hàn, nếu ăn cùng nhau có thể dẫn đến tiêu chảy hay các bệnh đường ruột khác.

Tin mới nhất

Hướng dẫn cách ủ bệnh Covid-19 hiệu quả trong thời gian ngắn

Thời gian ủ bệnh Covid là bao lâu? Dịch Covid-19 là một đại dịch toàn cầu do virus corona...

Các Triệu Chứng Covid: Tìm Hiểu Thêm Về Bệnh Nhiễm Corona

Covid-19 là một bệnh nhiễm mới và đang lan rộng trên toàn thế giới. Tổng hợp Các Triệu Chứng...

Bị covid nên làm gì? Những cách thức đối phó với bệnh

Bị covid nên làm gì? Để đối phó với Covid-19, các bước hành động cần thiết để giữ an...

Hướng dẫn Cách Chữa Covid Hiệu Quả: Tổng Hợp Phương Pháp

Hướng dẫn Cách Chữa Covid Hiệu Quả là một tài liệu quan trọng để giúp người dân có thể...

Cách Phòng Tránh Covid-19: 10 Bước Để Giữ An Toàn Của Bạn

Để giúp bạn và gia đình của bạn an toàn trong thời gian dịch Covid-19, chúng tôi đã tổng...

Review sách Đắc Nhân Tâm và những lời khuyên hữu ích

Sách Đắc Nhân Tâm là một cuốn sách của tác giả Dale Carnegie, nó đã trở thành một trong...
- Advertisement -