Vaccine Pfizer: Nguồn gốc, đối tượng tiêm, lịch tiêm

Vaccine Pfizer hay còn gọi là BNT162b2 là sản phẩm được hợp tác phát triển giữa Tập đoàn dược phẩm Pfizer, New York (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức).

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ FDA đã cấp Giấy phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine BNT162b2, cho phép phân phối vaccine này tại Mỹ cho những người từ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mới đây FDA đã cho phép tiêm vaccine COVID-19 của hãng Pfizer cho trẻ em từ 12-16 tuổi. Ngày 8/6, Pfizer cũng đã bắt đầu thử nghiệm mức độ hiệu quả của vaccine này với trẻ em dưới 12 tuổi.

Ngày 8/12/2020, Anh đã tổ chức tiêm chủng vaccine Pfizer/BioNTech sau đó là Mỹ, Canada và nhiều nước châu Âu khác.

Vào ngày 1/1/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo: “Vaccine ngừa COVID-19 Pfizer BioNTech đã trở thành vaccine đầu tiên nhận được sự phê duyệt của WHO để sử dụng khẩn cấp kể từ lúc dịch bùng phát”.

Cơ chế hoạt động của vaccine Pfizer (BNT162b2)

Vaccine Pfizer (BNT162b2) là vaccine COVID-19 đầu tiên ứng dụng công nghệ vật liệu di truyền, sử dụng mRNA làm “mồi nhử” hướng dẫn hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh thông qua việc kích thích tế bào trong cơ thể tạo ra protein virus. Khi hệ miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với protein sẽ sinh ra kháng thể chống lại, các tế bào miễn dịch khi đó nhận biết được virus SARS-CoV-2 và chống lại nó một cách hiệu quả.

Cơ chế hoạt động của vaccine Pfizer (BNT162b2)
Cơ chế hoạt động của vaccine Pfizer (BNT162b2)

Đối tượng tiêm phòng vaccine Pfizer (BNT162b2)

Ban đầu, vaccine Pfizer (BNT162b2) được chỉ định phòng ngừa COVID-19 cho những người từ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên, thử nghiệm giai đoạn 3 ở trẻ 12 – 15 tuổi cho thấy vaccine có hiệu lực cao và an toàn ở nhóm tuổi này, do đó đã mở rộng chỉ định độ tuổi trước đây từ 16 tuổi trở lên thành từ 12 tuổi trở lên.

Thực tế cho thấy trẻ vị thành niên, đặc biệt là nhóm lớn tuổi hơn, cũng có nguy cơ làm lây nhiễm SARS-CoV-2 như người trưởng thành. Do đó, WHO khuyến cáo các nước cần cân nhắc việc tiêm vaccine cho trẻ từ 12 – 15 tuổi chỉ sau khi đạt được tỷ lệ cao tiêm chủng đủ 2 liều ở các nhóm ưu tiên cao theo Lộ trình ưu tiên của WHO.

Theo báo cáo của hãng dược Pfizer (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức), cho đến nay vắc xin BNT162b2 không gây ra bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào. 

Mức độ an toàn của vaccine Pfizer (BNT162b2)

Những tác dụng phụ sau tiêm vaccine thường diễn ra trong khoảng 7 ngày, từ nhẹ cho đến trung bình như sốt, ớn lạnh; mệt mỏi và đau đầu là phản ứng thường xảy ra sau khi mũi tiêm thứ hai.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết chỉ có khoảng 1/100.000 được thử nghiệm vaccine BNT162b2 bị phản ứng quá mẫn nặng. CDC Mỹ cũng khẳng định các lợi ích miễn dịch mà loại vaccine này mang lại lớn hơn nhiều so với tác dụng phụ của nó.

Mức độ hiệu quả của vaccine Pfizer (BNT162b2)?

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng, hiệu quả của vaccine BNT162b2 trong phòng bệnh Covid-19 là 95%.

Mức độ an toàn của vaccine Pfizer (BNT162b2)
Mức độ an toàn của vaccine Pfizer (BNT162b2)

Những câu hỏi thường gặp về vaccine (BNT162b2)

Nghiên cứu tại một số quốc gia cho thấy sau khi tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca và mũi 2 vaccine cho thấy miễn dịch sinh ra trong cơ thể tương đương với việc tiêm 2 mũi Pfizer và cao hơn so với tiêm 2 mũi AstraZeneca. Tuy nhiên việc tiêm AstraZeneca mũi 1 và Pfizer mũi 2 có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng.

Theo hướng dẫn tạm thời của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về việc sử dụng Pfizer ngày 15/6/2021 cũng đề cập đến việc kết hợp tiêm Pfizer sau khi tiêm mũi 1 AstraZeneca ở những nơi không có sẵn vaccine cùng loại do hạn chế về nguồn cung cấp hoặc các vấn đề khác.

Vaccine Pfizer phòng Covid-19 hoạt động dựa trên cơ chế mRNA không tác động với DNA của người vì mRNA không xâm nhập vào nhân tế bào. Dựa trên cơ chế hoạt động của loại vaccine này, các nhà nghiên cứu cho rằng loại vắc xin này khó có khả năng gây rủi ro cho phụ nữ mang thai. 

WHO cũng khuyến cáo sử dụng vaccine COVID-19 ở phụ nữ mang thai khi lợi ích tiêm chủng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn. WHO không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm chủng cũng không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm phòng COVID-19.

Trong các thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành, vaccine có hiệu quả tốt trong phòng bệnh ở tuổi thiếu niên từ 12-15 tuổi và được khuyên dùng cho độ tuổi từ 12 tuổi trở lên.

Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ không mong muốn như sốt, mệt mỏi, đau đầu,… Đây là những triệu chứng thông thường cho thấy cơ thể đang đáp ứng miễn dịch với vaccine.

Nếu gặp những phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm, bạn nên đến ngay các bệnh viện gần nhất, để được các bác sĩ điều trị kịp thời.

Ngày 7/7/2021 hơn 90.000 liều vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNtech đã về tới Việt Nam. Đây là lô vaccine đầu tiên của hãng Pfizer về nước ta. Dự kiến, trong quý III/2021 sẽ có thêm khoảng 3 triệu liều và quý IV/2021 có khoảng 27-28 triệu liều vaccine Pfizer/BioNtech về Việt Nam.  

Trước đó, vào tháng 5/2021, Bộ Y tế đã đàm phán và ký hợp đồng với Pfizer/BioNtech về việc mua 31 triệu liều vaccine của hãng này. Đặc biệt ngày 19/7, Bộ Y tế cho biết Pfizer đã đồng ý tăng số lượng vaccine COVID-19 cung cấp cho Việt Nam trong quý III từ 3 triệu lên 3,5 triệu liều và đồng ý bán thêm thêm 20 triệu liều trong năm 2021, nâng tổng số liều vaccine Pfizer dự kiến bán cho Việt Nam lên 51 triệu liều, tăng 20 triệu liều so với kế hoạch.

Trước khi tiêm, bạn nên thông báo cho bác sĩ tình trạng sức khỏe của bản thân:

  • Tiền sử dị ứng
  • Sốt hoặc các bệnh cấp tính đang mắc
  • Các bệnh về máu/ Rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu
  • Suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ảnh hưởng hay ảnh hưởng đến miễn dịch
  • Mang thai hoặc dự định có thai
  • Đang cho con bú
  • Đã được tiêm chủng loại vaccine phòng COVID-19 khác.
  • Đã có phản ứng nghiêm trọng sau liều vaccien này trước đó
  • Có phản ứng nghiêm trọng đối với bất kỳ thành phần nào có trong vaccine này.

Lịch tiêm vaccine Pfizer (BNT162b2)

Vaccine BNT162b2 được chỉ định tiêm bắp với phác đồ cụ thể như sau:

Tiêm 2 mũi:

          – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên

          – Mũi 2: cách mũi 1 sau 3 tuần.

 

Một số tác dụng không mong muốn sau khi tiêm vaccine Pfizer (BNT162b2)

Một số tác dụng sau khi tiêm vaccine BNT162b2 bao gồm: Sưng đau, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, đau khớp, sốt, vết tiêm đỏ, sưng tấy, buồn nôn, sưng hạch bạch huyết…

Trong một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp, vắc xin BNT162b2 có thể gây phản ứng dị ứng sau vài phút hoặc vài giờ sau tiêm như: khó thở, sưng mặt và cổ họng, nhịp tim nhanh, phát ban, chóng mặt và suy nhược.

Theo báo cáo của hãng dược Pfizer (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức), cho đến nay vắc xin BNT162b2 không gây ra bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào. 

Một số tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng không mong muốn

Mức độ an toàn của vaccine Pfizer (BNT162b2)

Những tác dụng phụ sau tiêm vaccine Pfizer thường diễn ra trong khoảng 7 ngày, từ nhẹ cho đến trung bình như sốt, ớn lạnh; mệt mỏi và đau đầu là phản ứng thường xảy ra sau khi mũi tiêm thứ hai.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết chỉ có khoảng 1/100.000 được thử nghiệm vaccine BNT162b2 bị phản ứng quá mẫn nặng. CDC Mỹ cũng khẳng định các lợi ích miễn dịch mà loại vaccine này mang lại lớn hơn nhiều so với tác dụng phụ của nó.

Mức độ hiệu quả của vaccine Pfizer (BNT162b2)?

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng, hiệu quả của vaccine BNT162b2 trong phòng bệnh Covid-19 là 95%.

Những câu hỏi thường gặp về vaccine Pfizer (BNT162b2)

Có được tiêm trộn vaccine Pfizer (BNT162b2) với các loại vaccine khác không?

Nghiên cứu tại một số quốc gia cho thấy sau khi tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca và mũi 2 vaccine cho thấy miễn dịch sinh ra trong cơ thể tương đương với việc tiêm 2 mũi Pfizer và cao hơn so với tiêm 2 mũi AstraZeneca. Tuy nhiên việc tiêm AstraZeneca mũi 1 và Pfizer mũi 2 có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng.

Theo hướng dẫn tạm thời của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về việc sử dụng Pfizer ngày 15/6/2021 cũng đề cập đến việc kết hợp tiêm Pfizer sau khi tiêm mũi 1 AstraZeneca ở những nơi không có sẵn vaccine cùng loại do hạn chế về nguồn cung cấp hoặc các vấn đề khác.

Phụ nữ mang thai và cho con bú có được tiêm vaccine Pfizer không?

Vaccine Pfizer phòng Covid-19 hoạt động dựa trên cơ chế mRNA không tác động với DNA của người vì mRNA không xâm nhập vào nhân tế bào. Dựa trên cơ chế hoạt động của loại vaccine này, các nhà nghiên cứu cho rằng loại vắc xin này khó có khả năng gây rủi ro cho phụ nữ mang thai. 

WHO cũng khuyến cáo sử dụng vaccine COVID-19 ở phụ nữ mang thai khi lợi ích tiêm chủng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn. WHO không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm chủng cũng không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm phòng COVID-19.

Vaccine Pfizer có tiêm được cho trẻ em không?

Trong các thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành, vaccine có hiệu quả tốt trong phòng bệnh ở tuổi thiếu niên từ 12-15 tuổi và được khuyên dùng cho độ tuổi từ 12 tuổi trở lên.

Xử trí tác dụng phụ sau tiêm vaccine Pfizer như thế nào?

Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ không mong muốn như sốt, mệt mỏi, đau đầu,… Đây là những triệu chứng thông thường cho thấy cơ thể đang đáp ứng miễn dịch với vaccine.

Nếu gặp những phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm, bạn nên đến ngay các bệnh viện gần nhất, để được các bác sĩ điều trị kịp thời.

Mức độ hiệu quả của vaccine Pfizer với chủng virus Delta của Ấn Độ?

Các nhà nghiên cứu thuộc viện Pasteur (Pháp) đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả bảo vệ của vaccine Pfizer trước biến thể virus B.1.617 được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ.

Cụ thể, họ lấy mẫu của 28 nhân viên y tế đến từ thành phố Orleans; trong đó 16 người đã được tiêm 2 liều vaccine Pfizer/BioNTech, 12 người tiêm vaccine AstraZeneca. Kết quả cho thấy, những người đã tiêm vaccine Pfizer có sản sinh ra kháng thể chống lại virus biến chủng đến từ Ấn Độ, nhưng số lượng kháng thể ít hơn lượng kháng thể sinh ra để chống lại biến thể virus của Anh.

Mặc dù hiệu quả của vaccine có giảm so với khả năng bảo vệ trước chủng virus Anh, nhưng nó cũng khẳng định vaccine Pfizer vẫn có khả năng bảo vệ trước biến thể của Ấn Độ.

Vaccine Pfizer đã có mặt tại Việt Nam chưa?  

Ngày 7/7/2021 hơn 90.000 liều vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNtech đã về tới Việt Nam. Đây là lô vaccine đầu tiên của hãng Pfizer về nước ta. Dự kiến, trong quý III/2021 sẽ có thêm khoảng 3 triệu liều và quý IV/2021 có khoảng 27-28 triệu liều vaccine Pfizer/BioNtech về Việt Nam.  

Trước đó, vào tháng 5/2021, Bộ Y tế đã đàm phán và ký hợp đồng với Pfizer/BioNtech về việc mua 31 triệu liều vaccine của hãng này. Đặc biệt ngày 19/7, Bộ Y tế cho biết Pfizer đã đồng ý tăng số lượng vaccine COVID-19 cung cấp cho Việt Nam trong quý III từ 3 triệu lên 3,5 triệu liều và đồng ý bán thêm thêm 20 triệu liều trong năm 2021, nâng tổng số liều vaccine Pfizer dự kiến bán cho Việt Nam lên 51 triệu liều, tăng 20 triệu liều so với kế hoạch.

Tin mới nhất

Hướng dẫn cách ủ bệnh Covid-19 hiệu quả trong thời gian ngắn

Thời gian ủ bệnh Covid là bao lâu? Dịch Covid-19 là một đại dịch toàn cầu do virus corona...

Các Triệu Chứng Covid: Tìm Hiểu Thêm Về Bệnh Nhiễm Corona

Covid-19 là một bệnh nhiễm mới và đang lan rộng trên toàn thế giới. Tổng hợp Các Triệu Chứng...

Bị covid nên làm gì? Những cách thức đối phó với bệnh

Bị covid nên làm gì? Để đối phó với Covid-19, các bước hành động cần thiết để giữ an...

Hướng dẫn Cách Chữa Covid Hiệu Quả: Tổng Hợp Phương Pháp

Hướng dẫn Cách Chữa Covid Hiệu Quả là một tài liệu quan trọng để giúp người dân có thể...

Cách Phòng Tránh Covid-19: 10 Bước Để Giữ An Toàn Của Bạn

Để giúp bạn và gia đình của bạn an toàn trong thời gian dịch Covid-19, chúng tôi đã tổng...

Review sách Đắc Nhân Tâm và những lời khuyên hữu ích

Sách Đắc Nhân Tâm là một cuốn sách của tác giả Dale Carnegie, nó đã trở thành một trong...
- Advertisement -