Nấm rơm có tác dụng và thành phần dinh dưỡng như thế nào?

Thế giới thực phẩm nói chung và các loại nấm ăn nói riêng có tới hàng trăm loài. Mỗi dòng đều có hương vị và giá trị dinh dưỡng riêng. Một trong những loại nấm sạch được ưa chuộng nhất chính là nấm rơm. Bài viết này, thực phẩm Đồng Xanh xin chia sẻ với quý độc giả những thông tin hữu ích về tác dụng, thành phần dinh dưỡng cũng như món ngon từ nấm rơm. Hãy cùng đón đọc nhé.

Tổng quan về nấm rơm

Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea. Loài nấm này còn được biết đến với tên gọi nấm mũ rơm. Chúng có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á và Đông Á, chủ yếu phân bố và sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta, nấm rơm có nhiều ở các làng quê vì chúng được sử dụng phổ biến với vai trò là thực phẩm. Loài nấm này thuộc họ nấm lớn, sinh trưởng lên từ rơm, rạ. Hình dạng của chúng rất đa dạng, có loại màu xám, trắng, có loại lại mang màu trắng đen.

Tổng quan về nấm rơm
Tổng quan về nấm rơm

Cấu tạo của nấm mũ rơm

Cấu tạo quả thể của nấm mũ rơm gồm có bao gốc, cuốn nấm và cuối cùng là mũ nấm.

Bao gốc: Lúc còn nhỏ, bao gốc thường to và dài, bao trùm tai nấm. Khi đã trưởng thành thì phần còn lại chỉ là gốc chân cuống nấm. Bao nấm có chứa sắc tố melanin, tạo màu đen ở gốc nấm.

Cuốn nấm: Thuộc hệ sợ xốp, xếp theo vòng tròn đồng tâm. Cuốn nấm mềm, giòn khi non và xơ cứng khi già.

Mũ nấm: Có hình nón, chứa melanin, đậm ở trung tâm và nhạt dần ra ngoài rìa.

Quá trình hình thành của nấm rơm trải qua 6 giai đoạn: Nụ nấm => Hình nút nhỏ => hình nút => hình trứng => hình chuông => phát tán bao tử.

Thông thường, chu kỳ sinh trưởng và phát triển của loại nấm này khoảng 10 – 12 ngày. Ở những ngày đầu, nấm rất nhỏ, màu trắng. Sau 2 – 3 ngày nấm sẽ lớn nhanh hơn rất nhiều. Nấm mang hình chiếc ô khi trưởng thành và có cấu tạo hoàn chỉnh.

Thành phần dinh dưỡng

Nấm mũ rơm là một loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng. Cụ thể như nước, đạm, chất đường, chất xơ, tro, Ca, P, Fe và nhiều loại Vitamin và 7 loại axit amin mà cơ thể chúng ta không thể tổng hợp được. Theo nghiên cứu, cứ 100gr nấm mũ rơm tươi cung cấp cho cơ theer 21 calorie.

Những tác dụng tuyệt vời 

Không phải tự nhiên mà nấm rơm lại được ưa chuộng tới như vậy. Lý do rất đơn giản, đó là loài nấm này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, không chỉ chế biến được thành nhiều món ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh.

Những tác dụng tuyệt vời của nấm rơm
Những tác dụng tuyệt vời

Tác dụng của nấm mũ rơm trong y học

Theo Đông y: Nấm mũ rơm vị ngọt, tính hàn, tăng sức đề kháng, ích khí, hạ lượng cholesterol trong cơ thể và kháng ung thư. Một tô canh nấm trong mùa hè thực sự là món ăn tuyệt vời dành cho gia đình của bạn. Không chỉ đậm vị, đưa cơm mà còn giàu được tính.

Theo Tây y: Nhiều thực phẩm chức năng có thành phần từ nấm rơm. Loài nấm này dùng để chiến các món ăn hoặc dưới dạng thuốc điều trị bệnh có thể làm giảm các bệnh rối loạn chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường, xơ vữa động mạnh,… Có nhiều đơn vị còn dùng nấm mũ rơm tán bột, vo viên để điều trị bệnh thiếu máu.

Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ nấm rơm:

  • Bài thuốc chữa yếu sinh lý, di hoạt tinh: Xào nấm mũ rơm + rau dền + tôm. Ăn ngày một lần, duy trì trong 5 – 7 ngày.
  • Bài thuốc cường dương: Xào nấm rơm + thịt chim sẻ, thịt ếch. Ăn 1 lần/ngày.
  • Bài thuốc bồi bổ sức khỏe: Nấm mũ rơm nấu đại táo. Dùng 1 lần/ngày, duy trì trong 5 – 7 ngày.
  • Bài thuốc bổ tỳ vị và phòng chống bệnh ung thư: Nấm mũ rơm + đậu hũ. Ăn 1 lần/ngày, dùng thường xuyên để có hiệu quả cao.

Nấm mũ rơm dùng làm thực phẩm

  • Cháo nấm: Giải cảm, mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
  • Canh nấm: Kết hợp cùng các loại rau như rau hẹ, chùm ngây, bí, hạt sen,… tăng hương vị, tốt cho sức khỏe.
  • Nấm xào, nấu: Xào cùng thịt, ớt, tỏi,… thêm phần đậm đà cho món ăn.
  • Nấm ăn lẩu: Tăng hương vị.

Một số lưu ý khi sử dụng

Nấm rơm là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Thế nhưng trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Dù là một loại nấm lành tính nhưng bạn không nên ăn quá nhiều trong một thời gian dài. Thời gian hợp lý nhất là ăn cách tuần. Nếu thực sự thích ăn nấm rơm thì hãy theo dõi chuyển biến của cơ thể. Trường hợp xuất hiện dấu hiệu không tốt thì cần giảm lại lượng nấm nạp vào cơ thể.

Một số lưu ý khi sử dụng
Một số lưu ý khi sử dụng

Đối với nấm mũ rơm tươi bạn chỉ nên dùng sau trong 12 giờ sau khi được thu hái. Nếu muốn bảo quản nấm được lâu thì khi thu hoạch hoặc mua về, bạn cần bỏ sạch rác, bỏ gốc. Sau đó trần nấm qua nước sôi trong thời gian 1 – 2 phút rồi tráng qua nước lạnh. Đổ nấm vào chậu nước vừa ngập, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Như vậy có thể giữ nấm tươi khoảng 3-4 ngày.

Với nấm mũ rơm khô bạn nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, không buộc kín. Khi dùng nên ngâm trong nước ấm để cánh nấm nở hết. Sau đó rửa sạch, cắt chân và chế biến món ăn.

Tin mới nhất

Tinh Bột Nghệ – Tác Dụng, Công Dụng và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Tinh bột nghệ, một sản phẩm được chiết xuất từ củ nghệ tươi, đã và đang trở thành một...

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên: Lựa Chọn An Toàn, Hiệu Quả Cho Làn Da

Mỹ phẩm thiên nhiên không chỉ giúp chăm sóc da một cách dịu nhẹ mà còn mang lại nhiều lợi...

Condotel: Mô Hình Kết Hợp Giữa Căn Hộ và Khách Sạn

Condotel, một mô hình bất động sản độc đáo, đang ngày càng trở nên phổ biến tại nhiều quốc...

Hoa Viên Nghĩa Trang: Nơi An Nghỉ Vĩnh Hằng Và Tôn Vinh Di Sản

Hoa viên nghĩa trang là một không gian tôn nghiêm và đầy ý nghĩa, không chỉ là nơi an...

MG: Thương Hiệu Ô Tô Cổ Điển Với Sự Đổi Mới Đột Phá

MG (Morris Garages) là một thương hiệu ô tô nổi tiếng có lịch sử lâu dài và gắn liền...

Xe Lynk & Co: Một Cuộc Cách Mạng Trong Ngành Ô Tô

Xe Lynk & Co là một thương hiệu ô tô nổi bật trong những năm gần đây, gây ấn...
- Advertisement -