Review Công chúa Mononoke – Ghibli Studio 1997 hay nhất

Một cách tình cờ thì mình đã lựa chọn phim đầu tiên xem trên Netflix là “Công chúa Mononoke”, một bộ hoạt họa sử thi nằm trong list must-view của Ghibli Studio.

Nội dụng Công chúa Mononoke kể về chàng hoàng tử Ashitaka thuộc bộ tộc Emishi bị trúng phải lời nguyền của Đọa thần. Theo lời của Thầy mo thì chàng phải đi về phía cánh rừng phía Tây, dùng đôi mắt điềm tĩnh, óc phán đoán của bản thân để tìm ra nguyên nhân và hóa giải sự nguyền rủa đó.

Ashitaka là nhân vật tượng trưng cho sự dung hòa khi đứng giữa một bên là “Con người” và một bên là “Thần rừng” (hình ảnh ẩn dụ và tiêu biểu của Thiên nhiên). Bằng bản lĩnh, sự chính trực và lòng nhân hậu, chàng hoàng tử đã làm dịu đi mối quan hệ đối đầu ấy.

Tại sao bộ phim lại tên là Công chúa Mononoke?

Giải thích một chút thì nghĩa gốc của từ mononoke có nghĩa là ma quỷ hay “linh hồn oán hận”. Cô gái của chúng ta vừa là con người nhưng cũng là đứa trẻ bị con người ruồng bỏ và được Moro – người đứng đầu Khuyển tộc chăm sóc và nuôi dưỡng. Cô căm thù con người vì họ đã muốn độc chiếm khu Rừng.

Tại sao bộ phim lại tên là Công chúa Mononoke?
Tại sao bộ phim lại tên là Công chúa Mononoke?

Có lẽ chính sự trớ trêu đó đã khiến cô gái của chúng ta như đi trên sợi dây ranh giới mỏng manh và liên tục phải đấu tranh với tư tưởng của mình.

Với mình thì cô gái tượng trưng cho hầu như phần lớn con người trên Trái đất này: được mẹ thiên nhiên bao bọc, muốn bảo vệ Thiên nhiên, không chấp nhận được sự tàn phá của đồng bào.

Có một lần Moro đã nói với Ashitaka rằng “Con bé thuộc về Rừng và khi rừng chết thì con bé cũng sẽ gục ngã.” Moro có thể chẳng nói riêng về Mononoke mà muốn nói rằng vận mệnh của con người và thiên nhiên vốn chẳng thế tách rời.

Sự ích kỷ của con người

Phân đoạn đầu tiên của Công chúa Mononoke là khi Đọa thần Noga từ phương xa ghé đến ngôi làng của Ashitaka và gần như là hủy diệt từng con đường mà nó đi qua, Ashitaka sau nhiều lần cầu xin vô ích thì cậu đã quyết định giết chết Đọa thần, dù với bất cứ lý do gì thì đó cũng là sự tàn sát, hủy diệt mạng sống của một sinh vật khác để bảo toàn sự sống cho bản thân và bộ tộc.

Khi đến phân đoạn Ashitaka đến thăm ngôi Làng sắt của công nương Eboshi, trong mình bắt đầu bị phân vân và thực sự khó nghĩ.

Eboshi là người phụ nữ tài giỏi, lạnh lùng, quyết đoán và quan trọng hơn hết là trong mắt những người dân thuộc Làng sắt, Eboshi là người có trái tim nhân hậu khi chấp nhận cưu mang những người phụ nữ bị ruồng bỏ, những người bị thương.

Sự ích kỷ của con người
Sự ích kỷ của con người

Chỉ là muốn cả làng có thể sống sót, họ phụ thuộc phần lớn vào việc khai thác quặng của khu rừng phía Tây và một giao dịch ngầm “lấy đầu Thần rừng” với giới Tăng lữ.

Đây chính là bài toán mà đến ngày nay các quốc gia vẫn phải đi tìm câu trả lời: Làm sao vừa phát triển kinh tế trong khi chỉ có cách khai thác thiên nhiên là khả dĩ và rẻ mạt nhất?

Sự nổi giận của thiên nhiên

Ở đoạn cuối của Công chúa Mononoke có một vài chi tiết thật sự đáng suy ngẫm khi Thần Rừng thực sự hành động.

Hiện thân của Thần Rừng là một con hươu có mặt người, đi bộ trên mặt nước và có khả năng hồi sinh những sinh mệnh bị thương.

Phát súng đầu tiên của Eboshi bắn về Thần rừng khiến nó bị thương, đôi chân không còn đứng trên mặt nước nhưng chỉ một vài giây ngắn ngủi nó đã hồi phục bình thường. Mình nghĩ đó chính là thông điệp Thiên nhiên có khả năng tự chữa lành khi vết thương chỉ mới hình thành.

Thần Rừng là người kết thúc sinh mạng của hai tộc trưởng của Khuyển tộc và Lợn rừng. Phải chăng muốn nói lên rằng Thiên nhiên một khi bị đe dọa thì những loài động vật hoang dã chính là đối tượng đầu tiên sẽ ra đi?

Rồi khi mạng sống Thần Rừng bị cướp đoạt, bi kịch đã xảy ra khi nó trở nên giận dữ và tìm mọi cách để lấy lại cái đầu của mình. Những trận cuồng phong, những cơn lũ lụt hay hạn hán mà con người đang phải hứng chịu phải chăng cũng chính là dấu hiệu Thiên nhiên đang bày tỏ sự phẫn nộ của mình và mong muốn khôi phục hiện trạng ban đầu của nó?

Nhưng cuối cùng thì Thần Rừng vẫn không thể tồn tại, khoảnh khắc nó thật sự chết đi khi ánh bình minh ló rạng dường như muốn nói cho Loài Người biết rằng Thiên nhiên không thể nào hoàn toàn hồi sinh nếu đã bị thương tổn quá lớn.

Sự nổi giận của thiên nhiên
Sự nổi giận của thiên nhiên

Khi Thần Rừng tự mình tan biến, sức sống của cây cỏ bỗng lại hồi sinh và sự nguyền rủa đối với Ashitaka cũng biến mất. Làm mình đột nhiên lại nhớ đến trận Đại hồng thủy reset tất cả về trạng thái nguyên thủy và một chu kỳ tái sinh mới sẽ được bắt đầu.

Bên cạnh những tình tiết có phần nặng nề về cốt truyện thì mình bị ấn tượng bởi những sự cute có phần lạc lối của các chi tiết nhỏ nhỏ trong phim Công chúa Mononoke. Cùng tìm và xem phim anime hay nhất này nhé!

Tin mới nhất

Tinh Bột Nghệ – Tác Dụng, Công Dụng và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Tinh bột nghệ, một sản phẩm được chiết xuất từ củ nghệ tươi, đã và đang trở thành một...

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên: Lựa Chọn An Toàn, Hiệu Quả Cho Làn Da

Mỹ phẩm thiên nhiên không chỉ giúp chăm sóc da một cách dịu nhẹ mà còn mang lại nhiều lợi...

Condotel: Mô Hình Kết Hợp Giữa Căn Hộ và Khách Sạn

Condotel, một mô hình bất động sản độc đáo, đang ngày càng trở nên phổ biến tại nhiều quốc...

Hoa Viên Nghĩa Trang: Nơi An Nghỉ Vĩnh Hằng Và Tôn Vinh Di Sản

Hoa viên nghĩa trang là một không gian tôn nghiêm và đầy ý nghĩa, không chỉ là nơi an...

MG: Thương Hiệu Ô Tô Cổ Điển Với Sự Đổi Mới Đột Phá

MG (Morris Garages) là một thương hiệu ô tô nổi tiếng có lịch sử lâu dài và gắn liền...

Xe Lynk & Co: Một Cuộc Cách Mạng Trong Ngành Ô Tô

Xe Lynk & Co là một thương hiệu ô tô nổi bật trong những năm gần đây, gây ấn...
- Advertisement -