Trong giai đoạn xã hội phát triển theo hướng hiện đại hóa như ngày nay thì kỹ thuật là một trong những ngành nghề then chốt. Cùng tìm hiểu về ngành kỹ thuật và điểm xét tuyển của khối ngành kỹ thuật năm 2022.
1. Ngành kỹ thuật bao gồm những ngành nào?
Kỹ thuật là một ngành rộng và thường được chia thành nhiều ngành con. Những ngành này liên quan đến những lĩnh vực công việc kỹ thuật khác nhau. Mặc dù ban đầu người kỹ sư có thể được đào tạo trong một ngành cụ thể, nhưng trong suốt sự nghiệp của mình người này có thể làm việc liên quan đến nhiều ngành và trong những lĩnh vực công việc khác nhau.
Những ngành Kỹ thuật chính:
Kỹ thuật thường được xem là có bốn ngành chính: Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật hóa học, và Kỹ thuật xây dựng. Ngoài ra còn có những ngành kỹ thuật khác và những ngành kỹ thuật liên ngành.
Kỹ thuật cơ khí
Kỹ thuật cơ khí là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo những hệ thống cơ học dựa trên những hiểu biết về những lĩnh vực cơ bản như động học, tĩnh học, nhiệt động lực học, cơ học lưu chất, truyền nhiệt, và cơ tính vật liệu.
Kỹ thuật cơ khí có bốn phân nhánh quan trọng: Thiết bị – máy móc dùng để sản xuất hàng hóa, sản xuất năng lượng, thiết bị quân sự, và kiểm soát môi trường.
Những ứng dụng của kỹ thuật cơ khí bao gồm hệ thống cung cấp điện và năng lượng, sản phẩm hàng không và không gian, hệ thống vũ khí, phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, tàu điện, chuỗi động (kinematic chain), công nghệ chân không, thiết bị cách ly rung động, robot, tuabin, thiết bị âm thanh, hệ thống sản xuất công nghiệp, kỹ thuật nhiệt, và cơ điện tử.
Kỹ thuật điện
Kỹ thuật điện là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo những hệ thống điện và điện tử.
Những lĩnh vực chuyên ngành của kỹ thuật điện bao gồm: hệ thống năng lượng (như hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện), kỹ thuật điện tử (mạch điện tử và các linh kiện như điện trở, tụ điện, diode bán dẫn, transistor), kỹ thuật điều khiển–tự động hóa (như bộ xử lý tín hiệu số DSP, vi điều khiển, PLC, dụng cụ đo), vi mạch điện tử (như vi mạch tích hợp, công nghệ vi chế tạo, công nghệ micro, công nghệ nano), hệ thống viễn thông (như cáp đồng trục, cáp quang), hệ thống máy tính (như máy tính cá nhân hay hệ thống điều khiển trung tâm).
Thông thường, hai phân ngành kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính được tách riêng thành hai lĩnh vực độc lập với kỹ thuật điện.
Kỹ thuật hóa học
Kỹ thuật hóa học là lĩnh vực thực hiện sự biến đổi vật chất dựa trên những nguyên lý cơ bản về hóa học, vật lý, và toán học. Những khái niệm đặc trưng của ngành kỹ thuật hóa học bao gồm: tính toán, thiết kế và vận hành nhà máy, thiết kế quá trình hóa học (như sấy, lọc, trích ly, bay hơi) và hiện tượng vận chuyển (như truyền khối, truyền nhiệt, cơ lưu chất). Những kỹ sư hóa học tham gia nghiên cứu, thiết kế và vận hành những quá trình hóa học ở quy mô công nghiệp như sản xuất hóa chất cơ bản, lọc–hóa dầu, dược phẩm, polyme (như nhựa, sợi tổng hợp), giấy, năng lượng hạt nhân, luyện kim, nhiên liệu…
Kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng là lĩnh vực thiết kế, xây dựng, và bảo trì những công trình công cộng–tư nhân, như hạ tầng cơ sở (sân bay, cảng, đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước, v.v…), cầu, đập nước, và các tòa nhà.
Kỹ thuật xây dựng được chia thành nhiều chuyên ngành như kỹ thuật kết cấu, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật khảo sát xây dựng. Về mặt lịch sử, ngành kỹ thuật xây dựng được tách ra từ ngành kỹ thuật quân sự.
Kỹ thuật hàng không vũ trụ
Kỹ thuật hàng không vũ trụ chuyên nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo máy bay, vệ tinh, hỏa tiễn, trực thăng… Lĩnh vực này nghiên cứu sâu về sự chênh lệch áp suất và các hệ khí động lực học của một thiết bị nhằm đảm bảo an toàn và hiệu suất cao nhất. Vì đây là lĩnh vực nghiên cứu về lưu chất nói chung, nên có thể ứng dụng vào bất kỳ loại phương tiện di chuyển nào, ví dụ như xe hơi.
Kỹ thuật hàng hải
Kỹ thuật hàng hải là lĩnh vực liên quan đến bất cứ thứ gì có mặt trên mặt biển hoặc ở gần biển. Một số ví dụ về đối tượng nghiên cứu của kỹ thuật hàng hải bao gồm: tàu thủy, tàu ngầm, giàn khoan dầu, hệ thống thủy lực, cảng biển… Lĩnh vực này sử dụng kiến thức kết hợp từ nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác như kỹ thuật cơ khí, điện, xây dựng, lập trình.
Kỹ thuật máy tính
Kỹ thuật máy tính là lĩnh vực kết hợp bởi ngành khoa học máy tính và kỹ thuật điện tử nhằm phát triển thiết bị phần cứng và phần mềm máy tính. Những kỹ sư máy tính thường được đào tạo về nhiều lĩnh vực chuyên môn như kỹ thuật điện tử (hoặc kỹ thuật điện), thiết kế phần mềm, tích hợp phần cứng–phần mềm, thay vì chỉ là kỹ thuật phần mềm hoặc kỹ thuật điện tử riêng lẻ.
Kỹ thuật hệ thống
Kỹ thuật hệ thống là lĩnh vực chuyên về phân tích, thiết kế và điều khiển hệ thống kỹ thuật. Lĩnh vực này tập trung vào khoa học và công nghệ của hệ thống công nghiệp, nhằm phân tích và thiết kế hệ thống để sản xuất hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả.
2. Ngành kỹ thuật thi khối nào?
Nhìn chung, các ngành học về Kỹ Thuật chủ yếu tuyển siunh bằng khối A (Toán – Vật Lý – Hoá học). Tham khảo thêm bài khối A gồm những ngành nào đê biết thêm. Đây cũng chính là khối học cơ bản hấp dẫn với học sinh nhất. Tuy nhiên, với sự thay đổi trong các quy chế thi gần đây thì tổ hợp môn này còn được “biến tấu” sang các tổ hợp khác ở khối A từ A2 đến A18. Tuỳ vào ngành nghề học mà thí sinh nên lựa chọn tổ hợp môn thi thích hợp.
3. Điểm xét tuyển Đại học khối ngành kỹ thuật 2022
Ngành kỹ thuật phần mềm – Đại học FPT
Trong những năm vừa qua, điểm chuẩn của ngành Kỹ thuật phần mềm dao động từ 18-28 điểm đối với hình thức xét tuyển theo điểm thi trung học phổ thông Quốc gia và 20-29 điểm theo hình thức xét tuyển học bạ THPT.
Ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm – Trường Đại học Phan Châu Trinh (Điểm học bạ)
Học lực lớp năm lớp 12 đạt loại Khá trở lên hoặc có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên
Trường Đại học Tân Tạo (Điểm xét hoc bạ)
Tổng điểm trung bình 5 học kỳ (ngoại trừ ngành Y Khoa, Điều dưỡng và Kỹ thuật Xét nghiệm Y học) từ 30 điểm trở lên; ĐTB năm Lớp 12 các môn trong THXT đạt từ 18 điểm; trung bình chung của năm Lớp 10, Lớp 11 Lớp 12 từ 6.0 điểm trở lên
Lĩnh vực Công nghệ – Kỹ thuật – Đại học HUTECH
Với mức điểm xét tuyển từ 18 điểm, thí sinh có thể chọn lựa từ gần 60 ngành đào tạo gồm Kinh doanh – Quản trị, Công nghệ – Kỹ thuật, Truyền thông, Kiến trúc – Nghệ thuật ứng dụng, Ngoại ngữ,… Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe (gồm Dược học, Điều dưỡng, ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học), điều kiện xét tuyển học bạ áp dụng theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.