“Con người là thiên tài khi đứng một mình. Nhưng đám đông con người thì tạo ra con quái vật không đầu, một thằng ngu lớn lao, tàn bạo đi bất cứ nơi nào bị thúc.” Đó là nhận định của vua hài Sác-lô về đám đông quanh mình. Phân tích hành vi và tâm lý của đám đông thông quá cuốn sách Tâm Lý Học Đám Đông của Gustave Le Bon, để hiểu và đứng vững trước những tập thể nguy hiểm như thế.
Tác giả sách Tâm Lý Học Đám Đông
Tâm Lý Học Đám Đông là cuốn sách của tác giả Gustave Le Bon. Ông có bằng cử nhân y học nhưng không theo nghề y mà trung thành với sự nghiệp cầm bút. Trước khi tham gia quân đội Pháp, tác giả này đã viết và xuất bản một số đầu sách về y học.
Có thể bạn quan tâm:
- Tư duy nhanh và chậm – Đọc để hiểu hơn về tư duy con người
- Review sách Những đòn tâm lý trong thuyết phục cho bạn
- Review Sách Tâm Lý Học Hài Hước – Khám Phá Điều Thú Vị
Những chuyến đi đến châu Âu, châu Á và Bắc Phi đã cho ông cơ hội quan sát và phân tích con người trong các nền văn minh. Năm 1890 đánh dấu bước chuyển trong sự nghiệp của Le Bon. Ông dấn thân sang lĩnh vực xã hội học và tâm lý học. Tác giả này đặc biệt thành công với các nghiên cứu về tâm lý đám đông.
Cuốn Tâm Lý Học Đám Đông ra đời năm 1895. Trước Gustave, đã có nhiều tác giả nghiên cứu những đặc điểm riêng rẽ của đám đông. Sau tác phẩm của ông, cũng có nhiều học giả tìm ra những điểm mới trong môn nghiên cứu này. Tuy vậy, cuốn sách Tâm Lý Học Đám Đông của Gustave vẫn được đánh giá là tác phẩm có tính khái quát rộng nhất và có ảnh hưởng to lớn nhất.
Nội dung cuốn Tâm Lý Học Đám Đông
Quyển I: Tâm hồn đám đông
Quyển I đưa ra những đặc điểm tổng quát trong quy luật tâm lý, tình cảm, tư tưởng và đạo đức của những đám đông.
Tính cách của đám đông bị dẫn dắt bởi yếu tố vô thức và chịu tác động như nhiều yếu tố khác. Nếu gán cho đám đông những tính cách như con người, ta có thể thấy đây là một người bốc đồng, dễ thay đổi và dễ bị kích động. Người này dễ bị gợi ý, nhẹ dạ cả tin, thích phóng đại và đơn giản trong tình cảm.
Đám đông thì không suy luận và không bị ảnh hưởng bởi suy luận. Tư tưởng của họ mang hình thức đơn giản và chịu biến đổi hoàn toàn. Niềm tin của đám đông được coi là tình cảm tôn giáo bởi họ có sự tôn thờ một người giả định cao siêu và thần bí. Họ có thể tuân theo mệnh lệnh của người mình tôn thờ một cách mù quáng.
Quyển II: Các quan điểm và niềm tin của đám đông
Niềm tin và ý kiến của đám đông bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: chủng tộc, truyền thống, thời gian, thiết chế chính trị xã hội, giáo dục và giáo dưỡng. Cụ thể, chủng tộc có một ảnh hưởng mạng mẽ lên tính cách riêng biệt của tâm hồn đám đông. Các yếu tố truyền thống có khả năng biểu thị tư tưởng, nhu cầu, tình cảm trong quá khứ và dẫn dắt con người. Giáo dưỡng và giáo dục là mảnh đất cho những niềm tin, tư tưởng nảy mầm.
Đám đông còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hình ảnh, ngôn từ, ảo tưởng, kinh nghiệm và lý trí. Trên thực tế, lý trí không có vai trò gì với đám đông, bởi đám đông được coi là không có khả năng suy luận, phê phán, bị dẫn dắt dễ dàng. Chỉ cần sự kết hợp đúng đắn giữa ngôn từ và hình ảnh là có thể tạo sức ảnh hưởng lên đám đông. Chi tiết hơn, ngôn từ cần đơn giản, hình ảnh cần gây xúc động mạnh mẽ cho đám đông.
Quyển III: Phân loại và mô tả các đám đông
Tâm Lý Học Đám Đông phân đám đông ra làm 2 loại: đám đông không thuần nhất và đám đông thuần nhất.
Về đám đông thuần nhất: khi con người tạo thành một đám đông thì tâm lý tập thể của họ sẽ khác với tâm lý cá nhân họ. Năng lực nhận thức của cá nhân không đóng vai trò gì trong trường hợp này vì chỉ tình cảm vô thức là có tác động.
Về đám đông thuần nhất: bao gồm 3 dạng chính là hội đoàn, tầng lớp và giai cấp. Bên cạnh những điểm khác biệt thì họ sở hữu những điểm chung như niềm tin, môi trường sống hoặc nền tảng giáo dục.
Ngoài cách phân chia này, tác giả còn liệt kê một số đám đông khác như bồi thẩm đoàn đại hình, các đám đông bị xem là tội phạm hay đám đông cử tri.
Quyển IV: Tâm lý đám đông và phân tích cái tôi của Freud
Freud phân tích các yếu tố tâm lý đám đông theo lý thuyết của Gustave Le Bon, bao gồm những điểm mà ông đồng tình và những điểm còn chưa được đề cập đến. Ngoài ra, ông còn chỉ ra những điểm khác biệt trong nghiên cứu của Gustave với nghiên cứu của các nhà xã hội học khác.
Nhận xét về cuốn Tâm Lý Học Đám Đông
Tác giả Gustave Le Bon được nhận xét là con óc tư duy đi trước thời đại, vì rất nhiều đặc điểm trong đám đông mà Gustave chỉ ra đang xuất hiện trong những đám đông của thời đại internet.
Sách của ông cũng giúp chúng ta giải thích được nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến đám đông, cách mà các nhà lãnh đạo nổi tiếng trong quá khứ tận dụng ngôn từ của mình để gây ảnh hưởng rộng khắp. Tại sao Hitler có thể khiến hàng vạn người Đức trở thành những ké sát nhân tàn bạo? Tại sao hàng ngàn anh hùng Việt Nam có thể dũng cảm hy sinh vì đất nước. Một phần lớn nguyên nhân có thể giải thích thông qua Tâm Lý Học Đám Đông.
Sách Tâm Lý Học Đám Đông được trình bày rất ngắn gọn và súc tích. Sách ít nhiều còn tồn tại tư tưởng phân biệt chủng tộc hay bất bình đẳng giới, tuy nhiên, đây vẫn là tập hợp những nghiên cứu rất có giá trị về tâm lý học đám đông và khiến người đọc có nhiều suy ngẫm.
Có thể bạn quan tâm:
- Tân Di Ổ – Người chắp bút cho những tác phẩm ăn khách nhất
- Thánh Yêu – Cây bút ngôn tình mà bao người thần tượng
Lời kết
Trong thời đại internet và truyền thông phát triển như vũ bão, chúng ta rất cần xây dựng khả năng tư duy độc lập, hiểu về tâm lý học đám đông để không bị cuốn theo những tư tưởng sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân và những người xung quanh. Cuốn sách Tâm Lý Học Đám Đông của Gustave Le Bon sẽ cho bạn tìm hiểu về hiện tượng tâm lý này một cách bài bản, sâu rộng và có thể áp dụng vào thực tế.
Tổng hợp: aztoplist.net