Các dân tộc Việt Nam với sự đa dạng về mọi mặt văn hoá

Là một người Việt Nam, khi nhắc đến dân tộc mình ai cũng nắm rõ và cảm thấy tự hào về cộng đồng dân tộc. Các dân tộc Việt Nam có sự đa dạng, phong phú về thành phần dân tộc, ngôn ngữ, nếp sống, nếp sinh hoạt nhưng vẫn luôn thấm đượm tinh thần dân tộc sâu sắc. Vậy để hiểu hơn những đặc điểm của con người dân tộc, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Dân tộc là gì?

Dân tộc hay quốc gia dân tộc là chỉ một cộng đồng người ổn định, có sự thống nhất chung về nền kinh tế, ngôn ngữ, ý thức dân tộc, gắn bó mật thiết với nhau bởi những lợi ích về kinh tế, chính trị, về truyền thống văn hóa cũng như truyền thống xây dựng đất nước, đấu tranh để bảo vệ quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước lâu dài của người dân trong nước đó.

Dân tộc trong trường hợp này hiểu là Nation, mang những đặc trưng như cùng chung phương thức kinh tế, chung lãnh thổ, chịu sự quản lý của một nhà nước, một dân tộc độc lập; chung ngôn ngữ, công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong quốc gia. Bên cạnh đó họ cũng có những nét tâm lý đặc thù, đặc trưng riêng cho nền văn hóa nước nhà, tạo nên bản sắc độc đáo riêng.

Dân tộc hay tộc người là chỉ cộng đồng người có sự liên kết bền vững, chặt chẽ, cùng chung nền sinh hoạt về kinh tế, có nét riêng về ngôn ngữ, văn hóa đặc thù. Các dân tộc Việt Nam được hình thành sau quá trình hình thành nên các bộ lạc, thị tộc và bộ tộc, thể hiện ý thức tự giác của các thành viên trong tộc người đó. Ví dụ như dân tộc Bana, dân tộc Kinh, dân tộc Chăm,…

Dân tộc mang nghĩa tộc người có đặc trưng về sự hình thành lâu dài trong quá trình lịch sử, có nét ngôn ngữ riêng, đôi khi làm công cụ phân biệt với tộc người khác trong cùng một nước, có nền văn hóa riêng, có ý thức tự giác dân tộc, quyết định đến sự phồn vinh, vị trí của dân tộc đó trong xã hội.

Dân tộc là yếu tố thể hiện sự đoàn kết của những cá thể khác nhau
Dân tộc là yếu tố thể hiện sự đoàn kết của những cá thể khác nhau

Giới thiệu các dân tộc Việt Nam

Qua hai tầng ý nghĩa trên có thể hiểu những dân tộc Việt Nam hay ám chỉ người Việt Nam nói chung, là một danh từ cụ thể miêu tả, ám chỉ những người dân sinh sống trên lãnh thổ đất nước Việt Nam. Theo wikipedia, Dân tộc Việt Nam hiện nay gồm 54 dân tộc khác nhau và 1 nhóm người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ nước nhà.

Dân tộc ở Việt Nam rất nhiều thành phần, được chia làm 8 nhóm dựa vào tiếng nói. Dân tộc Kinh là dân tộc có đông nhất và chiếm 86,2% dân số, phân bố rộng khắp cả nước và thường tập trung ở vùng đồng bằng. Các dân tộc khác như Tày, Nùng, Thái, Hoa,… thường tập trung phân bố ở các vùng đồi núi, vùng sâu, vùng xa ở khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên…

Việt Nam là cộng đồng đa dạng dân tộc và phân bố rộng khắp
Việt Nam là cộng đồng đa dạng dân tộc và phân bố rộng khắp

Đặc điểm của các dân tộc Việt Nam

Theo các nhà khoa học, dân tộc Việt Nam được hình thành từ xa xưa, gắn liền với công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ dân tộc. Dân tộc Việt Nam ra đời là quá trình tất yếu và không ra đời với chế độ tư bản chủ nghĩa. Vậy nên, dân tộc Việt Nam có những đặc điểm sau:

Sự chênh lệch rõ rệt về dân số trong các tộc người

Như đã đề cập ở trên, dân tộc Kinh có số dân đông nhất trong tổng số 54 dân tộc Việt Nam với 82.085.826 người, trong khi đó tổng số người trong 53 dân tộc còn lại chỉ có 14.123.158. Bên cạnh đó, tỷ lệ giữa các dân tộc không đồng đều khi có những dân tộc dân số hơn 1 triệu người nhưng có những dân tộc dân số chưa đến 400 người.

Các dân tộc Việt Nam phân bố xen kẽ nhau

Việt Nam vốn được xem là đất nước có sự chuyển cư của nhiều dân tộc trong khu vực Đông Nam Á. Việc chuyển cư như vậy đã tạo nên một đia bạn cư trú không tập trung mà phân bổ các dân tộc xen kẽ nhau, vậy nên các dân tộc thường sẽ không cư trú tại một địa bàn nhất định cũng như việc họ có lãnh thổ tộc người riêng là rất khó.

Việc đan xen cư trú vừa tạo ra những thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn nhất định. Thuận lợi là tạo điều kiện giao lưu các bản sắc văn hóa, kinh tế, mở rộng quan hệ dân tộc, tạo điều kiện cùng nhau phát triển và thống nhất văn hóa. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra những xung đột, tạo ra những sơ hở để kẻ địch lợi dụng phá hoại dân tộc.

Tỷ lệ phân bố của các dân tộc tại Việt Nam không đều nhau
Tỷ lệ phân bố của các dân tộc tại Việt Nam không đều nhau

Dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ tổ quốc

Mặc chỉ chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước nhưng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam lại thường tập trung sinh sống và làm việc tại vùng vùng núi, vùng sâu vùng xa, đây là vị trí trọng yếu của một đất nước trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng an ninh, môi trường hệ sinh thái. Vì sống ở vùng hải đảo, biên giới nên các dân tộc Việt Nam có thể giao lưu với dân tộc nước bạn và trong khu vực với nhau.

Chính vì vậy, vai trò của Đảng và Nhà nước là tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ phát triển kinh tế, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người dân ở những khu vực này để tránh họ bị kẻ xấu lợi dụng, chống phá cách mạng nước nhà.

Trình độ phát triển của các dân tộc Việt Nam không đồng đều

Điều này xảy ra chính là do những điều kiện về kinh tế, xã hội còn hạn chế, là hậu quả của lịch sử, của những áp bức, bóc lột khiến trình độ phát triển ở mỗi vùng khác nhau và có sự chênh lệch mạnh mẽ. Để phát triển xã hội bền vững phải từng bước xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách kinh tế, xã hội giữa các vùng.

Các dân tộc Việt Nam tự hào về truyền thống lâu đời

Dân tộc Việt Nam không chỉ tự hào khi có truyền thống lịch sử lâu dài, đó là quá trình dựng nước, giữ nước của cha ông được gìn giữ qua nhiều thế hệ, mà tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự lực tự cường cũng chính là sức mạnh giúp dân tộc ta chiến thắng kẻ thù xâm lược.

Ở thời bình, những phẩm chất tốt đẹp đó vẫn hiện hữu và chảy trôi trong dòng máu mỗi con người dân tộc. Bên cạnh đó, người Việt Nam còn có đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, thông minh, nhanh nhẹn trong sản xuất, yêu thiên nhiên, vị tha, nhân hậu, hiếu khách. Đây chính là những phẩm chất đáng quý, những nét đẹp con người dân tộc Việt Nam.

Các dân tộc Việt Nam đã tạo nên cái nôi truyền thống từ rất lâu đời
Các dân tộc Việt Nam đã tạo nên cái nôi truyền thống từ rất lâu đời

Có thể bạn quan tâm:

Các dân tộc tạo nên sự phong phú cho nền văn hóa Việt Nam

Việt Nam là đất nước đa dân tộc, có đời sống văn hóa vô cùng phong phú dựa trên truyền thống lịch sử, tinh thần dân tộc. Điều này được thể hiện qua cách ăn mặc, trong các quan hệ xã hội, các phong tục ăn hỏi, cưới xin, vui chơi, văn nghệ,… Đằng sau đó là sự khác biệt về lối sống, cách sinh hoạt và cả ngôn ngữ.

Điều này được thể hiện qua trang phục như người Việt thường mặc đồ tây, còn người dân tộc Thái hay dân tộc Mường, Nùng… thường là y phục bao gồm áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, khăn piêu, khăn đội đầu, xà cạp và trang sức đi kèm. Hay điểm khác biệt như bên cạnh tiếng Việt, các dân tộc thiểu số còn có tiếng riêng của họ, ví dụ người Tày nói tiếng Tày, người Thái nói tiếng Thái.

Qua bài viết chúng ta càng thêm tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, sự đặc trưng vùng miền tạo nên những nét đẹp phong phú cho đất nước. Hy vọng thông tin về Các dân tộc Việt Nam giúp bạn học tập thêm nhiều kiến thức bổ ích và luôn có ích trong cuộc sống.

Tin mới nhất

Hướng dẫn cách ủ bệnh Covid-19 hiệu quả trong thời gian ngắn

Thời gian ủ bệnh Covid là bao lâu? Dịch Covid-19 là một đại dịch toàn cầu do virus corona...

Các Triệu Chứng Covid: Tìm Hiểu Thêm Về Bệnh Nhiễm Corona

Covid-19 là một bệnh nhiễm mới và đang lan rộng trên toàn thế giới. Tổng hợp Các Triệu Chứng...

Bị covid nên làm gì? Những cách thức đối phó với bệnh

Bị covid nên làm gì? Để đối phó với Covid-19, các bước hành động cần thiết để giữ an...

Hướng dẫn Cách Chữa Covid Hiệu Quả: Tổng Hợp Phương Pháp

Hướng dẫn Cách Chữa Covid Hiệu Quả là một tài liệu quan trọng để giúp người dân có thể...

Cách Phòng Tránh Covid-19: 10 Bước Để Giữ An Toàn Của Bạn

Để giúp bạn và gia đình của bạn an toàn trong thời gian dịch Covid-19, chúng tôi đã tổng...

Review sách Đắc Nhân Tâm và những lời khuyên hữu ích

Sách Đắc Nhân Tâm là một cuốn sách của tác giả Dale Carnegie, nó đã trở thành một trong...
- Advertisement -