“Họ hàng” nhà nấm có tới hàng trăm loài, thế nhưng mỗi loài đều mang một đặc điểm riêng. Nói về các loại nấm ăn được các bà nội trợ “lăng xê” nhiệt tình thì không thể bỏ qua loài nấm mỡ. Vậy nấm mỡ có công dụng gì, chế biến như thế nào? Bài viết này, mình xin chia sẻ với quý bạn đọc những cẩm nang ẩm thực tuyệt vời nhất với nguyên liệu nấm mỡ nhé.
Khám phá những điểm chung về nấm mỡ
Nấm mỡ có tên khoa học là Agarices bisporus. Loại nấm này còn được biết đến với một số tên gọi như nấm ma cô, nấm Paris hay nấm trắng, nấm dương cô. Có thể bạn chưa biết, trong “họ hàng” nhà nấm thì nấm mỡ chính là loại nấm ăn phổ biến nhất. Đơn giản vì chúng vừa ngon, giàu dinh dưỡng lại dễ trồng.
Nấm trắng không khó để phân biệt, mũ nấm có giống hình một chiếc khuy áo lớn. Mũ nấm vun trònm hình cầu, màu trắng, thịt rất dày. Thân nấm trắng hình trụ, cao khoảng 5 6 cm. Chân loại nấm này rất ngắn và chắc. Thông thường, chân của nấm trắng chỉ cao khoảng 3cm.
Những công dụng tuyệt vời của nấm mỡ
Hầu hết những loại nấm ăn đều có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Và nấm trắng cũng không ngoại lệ.
Hàm lượng giá trị dinh dưỡng trong nấm trắng
Trong nấm trắng có chứa một loại đạm rất tốt cho cơ thể con người. Đó chính là Protid. Bên cạnh đó, loài nấm này còn chứa chất xơ, vitamin B1, C, chất Ca, Fe, nhiều acid amine quý như citrulline, threonine, proline, aspartic acid, sarcosine,… và rất nhiều nguyên tố vi lượng như Cu, K, Na, Mn, Zn.
Chữa trị một số loại bệnh
Theo Đông y, nấm mỡ có tính mát, vị ngọt, có tác dụng tuyệt vời trong việc bổ tỳ ích khí, tiêu thực lý khí, thích hợp cho những người luôn thấy chán ăn, mệt mỏi, người bị bệnh viêm phế quản mạn tính, suy giảm bạch cầu, sản phụ thiếu sữa,…
Theo Tây Y, các nhà khoa học tại Nhật Bản đã thực hiện một nghiên cứu với loại nấm này. Họ chiết xuất ra chất PS-K từ nấm trắng. Đây là một chất có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể và kháng lại ung thư. Các nhà khoa học đã khảo nghiệm lâm sàng chất PS-K đối với bệnh ung thư da, ung thư vú. Hiệu quả thu lại tương đối tốt.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, sử dụng nấm mỡ làm thực phẩm hàng ngày hoặc dùng nước sắc loại nấm này có thể điều trị chứng giảm bạch cầu và viêm gan mạn tính. Nếu kết hợp với dược liệu ngũ vị tử thì hiệu quả đạt được có thể lên tới 73%. Chưa hết, nấm trắng còn có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong huyết thanh, giảm lượng đường trong máu.
Chính vì vậy, loại nấm này được xem như một “thần dược” đối với những người mắc bệnh tim mạch, ung thư, tuyến tụy, đái đường.
Mách bạn cách chế biến nấm mỡ nhanh gọn và đơn giản
Nấm trắng được trồng rất phổ biến, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Thế nhưng hiện nay, chưa có một loại thuốc nào được chiết xuất từ loại nấm này. Nấm trắng chủ yếu được dùng như một thực phẩm ăn hàng ngày. Trước khi sử dụng, bạn cần nắm được cách chế biến loại nấm này.
Sơ chế nấm: Sau khi mua nấm, bạn hãy làm sạch chất bẩn ở chân nấm và rửa sạch với nước. Đừng để nấm ngấm nước, nếu không nấm sẽ mất chất dinh dưỡng, khi ăn sẽ không được đậm vị.
Loại bỏ mùi hôi: Nấm được trồng dưới đất, sinh trưởng trong môi trường ẩm ướt nên khi mua bạn sẽ thấy nấm có mùi hôi nhẹ. Để loại bỏ mùi hôi này, đối với nấm tươi bạn nên ngâm nước muối pha loãng, sau đó rửa lại với nước. Đối với nấm khô thì ngâm nước ấm.
Cách bảo quản nấm mỡ được tươi ngon
Nấm mỡ khô và tươi sẽ có cách bảo quản khác nhau. Nếu như mua quá nhiều nấm mà không sử dụng hết thì bạn có thể áp dụng cách bảo quản mà chúng tôi gợi ý sau đây:
Đối với nấm mỡ tươi
Bảo quản lạnh: Muốn giữ nấm trắng tươi lâu và không bị mất giá trị dinh dưỡng thì bạn nên bảo quản ở nhiệt độ 5 8 độ C.
Đóng hộp: Sau khi mua về, bạn cắt gốc nấm, cho vào túi hút chân không. Bỏ nấm vào hộp để bảo đảm không bị dập nát khi vận chuyển.
Sấy khô: Nếu như chưa cần dùng đến trong một thời gian khá dài thì đây là cách bảo quản khả quan nhất. Bạn có thể dùng máy sấy thực phẩm để sấy khô nấm mỡ. Hãy cắt nấm thật mỏng và sấy khoảng 5 7 giờ với mức nhiệt độ 60 70 độ C.
Đối với nấm mỡ khô
Với loại nấm trắng đã được sấy khô thì cách bảo quản vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần để nấm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Hoặc bạn cũng cho nấm vào hộp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Một số lưu ý khi chế biến nấm trắng
- Khi rửa nên nhẹ tay, không rửa quá kỹ sẽ làm nấm nhạt và nát.
- Cần để lửa to vì nấu nấm trắng ở nhiệt độ thấp sẽ làm nấm tiết ra nhiều nước, như vậy sẽ làm mất hương vị vốn có.
- Cho lượng dầu ăn vừa phải. Nấm rất dễ thấm gia vị, hút chất lỏng tốt. Nếu cho quá nhiều dầu ăn thì sẽ bị ngấy, làm hạn chế quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Thậm chí còn gây ra chứng khó tiêu, đầy hơi.
- Nấm trắng tương đối to nên khó chín. Khi nấu bạn cần cắt nấm cho nhỏ hoặc nấu thật kỹ để đảm bảo vệ sinh.
- Rất nhiều người khi ngâm nấm khô thường đổ nước ngâm đi. Thế nhưng điều này thực chất không đúng. Bởi trong nước ngâm nấm chứa nhiều chất dinh dưỡng, còn xác nấm sau khi ngâm đã hết chất dinh dưỡng.
Mẹo chọn nấm mỡ tươi ngon
Với nấm trắng tươi, bạn nên chọn những cây nấm mới hái, trắng đều, không bị dập nát và thâm đen. Bên cạnh đó, bạn cũng cần để ý tới mùi thơm của nấm, nếu nấm có mùi hôi khó chịu thì không nên lấy. Những cây nấm ngon thường có kích cỡ vừa phải, không quá nhỏ hoặc quá to. Nấm mũ có lớp tơ mỏng, căng mọng thường là nấm tươi.
Với nấm khô thì hãy chọn những cây chắc, không rời, gãy vụn và bị mốc trắng. Như vậy, bài viết đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích nhất về nấm mỡ loại nấm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe người dùng. Hãy áp dụng những công thức món ngon mà chúng tôi đã chia sẻ để bữa cơm của gia đình thêm màu sắc nhé