Các loài chim rất quen thuộc và luôn tồn tại xung quanh chúng ta với đa dạng các chủng loại khác nhau. Trái đất sẽ thế nào nếu thiếu đi loài động vật này? Câu trả lời sẽ được thể hiện trong bài viết dưới đây nhằm giải thích vai trò quan trọng hàng đầu của chim đối với con người và hệ sinh thái môi trường nói chung.
Chim là gì?
Chim có tên khoa học là Aves, là tập hợp những loài động vật máu nóng, có xương sống và đi, đứng bằng 2 chân. Các loài chim có mỏ, đẻ trứng, có cánh và có lông vũ, phần lớn biết bay. Lớp chim hiện nay đã được phát hiện có hơn 10.000 loài tồn tại và đây là lớp động vật đa dạng nhất.
Hình tượng chim xuất hiện từ rất lâu trong nhiều mặt văn hoá của con người với đa dạng lĩnh vực từ thi ca đến âm nhạc, từ tôn giáo tới thần thoại. Các thống kê cho thấy đã có khoảng 120 – 130 loài bị tuyệt chủng. Điều này là do hành động săn bắt trái phép của con người bắt đầu từ thế kỷ XVII tới nay. Tính đến nay, có hơn 1.200 loài đang trên đà tuyệt chủng cần được bảo vệ.
Tổng quan thông tin về các loài chim
Lớp chim sinh sống và có thể di trú tới đa dạng hệ sinh thái trên toàn cầu, có thể là nơi nhiệt đới, ôn đới hay hàn đới như Nam và Bắc cực. Kích thước dao động của các loài chim khác nhau, có thể chỉ 5cm như chim ruồi Mellisuga helenae hay lên tới gần 3m như đà điểu.
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học về các bằng chứng hoá thạch cho thấy hầu hết loài chim tiến hoá từ một số loài khủng long chân thú trong kỷ Jura. Trong đó, đại diện đầu tiên được biết tới là Archaeopteryx, xuất hiện từ cuối kỷ Jura. Chim được xem là nhanh duy nhất thuộc họ khủng long còn sót lại sau khi đã trải qua sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen.
Đôi cánh chính là do chi trước của tất cả các loài chim biến đổi thành và hầu hết loài chim đều hết có thể bay, duy chỉ có một số loại thuộc bộ cánh cụt và đà điểu là không thể bay hoặc một số loài đặc hữu sống trên đảo. Hệ tiêu hoá và hô hấp của chim có cấu tạo độc nhất nhằm đáp ứng cho hoạt động bay.
Các loài chim di trú hàng năm tới những nơi rất xa hoặc đôi khi chỉ có những chuyến bay ngắn và bất thường. Chim sống theo bầy đàn và các cá thể giao tiếp với nhau qua tiếng kêu, tiếng hót, cùng hợp tác với nhau săn mồi, di chuyển và tấn công tự vệ kẻ thù. Phần lớn những loài chim là loài đơn phối ngẫu và thường giao phối vào một thời nhất nhất định.
Các loài chim phân bố thế nào?
Hầu hết những loài chim sinh sống, sinh sản ở các môi trường trên cạn, rải rác ở cả 7 lục địa và kỷ lục đáng ngạc nhiên nhất chính là loài hải âu tuyết với khả năng sinh sản ở khu vực lấn sâu tới 440km ở châu Nam Cực. Tinh đa dạng cao nhất của các loài chim thuộc về khu vực nhiệt đới nhờ tốc độ hình thành loài nhưng điều này cũng tỷ lệ thuận tới tốc độ tuyệt chủng.
Rất nhiều loài chim đã thành lập các quần thể giao phối thuộc một số vùng mà chúng được con người nhập nội, có thể là có chủ ý hoặc không có chủ ý. Sau khi thoát khỏi tình trạng bị nuôi nhốt, chúng tìm đến nhau và tiến hành giao phối với nhau. Nhiều loài lại nhờ sinh cảnh mới từ hoạt động nông nghiệp mà mở rộng khu vực phân bố của mình một cách tự nhiên.
Phân loại các loài chim
Chim tồn tại rất đa dạng với hơn 10.000 loài hiện nay và các nhà khoa học đã tìm hiểu, phân loại chim thành 3 nhóm dựa vào các tập tính, đặc điểm hình thái, sinh sản,… Các lớp chim sẽ được phân loại cụ thể như sau:
Nhóm các loài chim chạy
Nhóm chim này hoàn toàn không hề biết bay và chúng thích nghi với tập tính chạy nhanh khi sinh sống tại các hoang mạc khô nóng hoặc các thảo nguyên. Đặc điểm cấu tạo của nhóm chim này là đôi chân cao, to và khỏe, có 2 – 3 ngón nhưng đôi cánh ngắn và yếu. Đại diện cho nhóm này là bộ đà điểu với 7 loài sống ở vùng châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương.
Nhóm các loài chim bơi
Nhóm chim bơi cũng hoàn toàn không biết bay và chúng đi lại một cách vụng về trên cạn, có thể sống thích nghi cao với môi trường sống là vùng biển hoặc ven biển. Những loài này có đôi cánh dài và khỏe, lông nhỏ ngắn nhưng dày và không thấm nước. Chúng có dáng đi đứng thẳng, chân ngắn và có màng bơi. Điển hình là bộ chim cánh cụt với 17 loài sống ở bờ biển nam bán cầu.
Nhóm loài chim bay
Đây là nhóm đông đảo các loài sinh sống hiện nay nhất và mức độ bay của từng loài khác nhau, có thể thích nghi với đời sống đặc biệt như bơi lội, ăn thịt,… Những loài trong nhóm này có đôi cánh phát triển và chân 4 ngón nhằm thích nghi với nhiều môi trường. Nhóm này được chia thành 4 bộ gồm bộ Ngỗng, bộ Gà, bộ Cú và bộ Chim ưng.
Vai trò quan trọng của các loài chim
Chim là loài đa dạng và sinh sống phân bố đều ở các vùng khác nhau với vai trò riêng vô cùng quan trọng. Những lợi ích mà những loài chim mang lại là điều không thể phủ nhận và có thể kể đến sau đây.
Đối với tự nhiên
Các loài chim đóng một vai trò quan trọng, trở thành “nhân viên vận chuyển” các loại phấn hoa giúp cây trồng được thụ phấn rất hiệu quả. Đồng thời, cũng nhờ có những chú chim mà hạt giống cây trồng được mang đi xa hơn, phân bố rộng rãi hơn. Không những thế, chim còn giúp ăn các loài sâu bọ và động vật có hại cho cây trồng.
Đối với con người
Loài chim mang lại một nguồn thực phẩm lớn cho con người và trong nhiều trường hợp, một số các bộ phậnc ủa chim còn giúp tạo ra các sản phẩm, vật dụng sử dụng hoặc trang trí trong gia đình. Nuôi chim cảnh là thú vui của rất nhiều người và giờ đây đã trở thành một nét văn hoá thú vị. Ngoài ra, nhiều loài chim còn được huấn luyện săn mồi hoặc phục vụ cho ngành du lịch.
Biện pháp bảo vệ các loài chim có nguy cơ tuyệt chủng
Vai trò của chi trong hệ sinh thái là rất quan trọng, giúp đa dạng sinh học và trở thành thành phần không thể thiếu của chuỗi thức ăn thuộc hệ sinh thái chung. Do đó, việc đề xuất các biện pháp bảo vệ những loài chim đang trên đà tuyệt chủng hoặc bảo vệ sự đa dạng của những loài chim hiện nay là điều vô cùng cần thiết. Một số các giải pháp có thể kể đến như sau:
- Thành lập thêm nhiều khu bảo tồn thiên nhiên nhằm lưu giữ và bảo vệ các loài chim quý hiếm và hạn chế sự nhòm ngó của những kẻ săn bắt trái phép.
- Cấm tuyệt đối hành động săn bắt và mua bán chim trái phép, đồng thời đưa ra các hình phạt nghiêm đối với các trường hợp buôn bán chim quý.
- Hạn chế công nghiệp hoá bằng việc chặt phá các rừng cây,… làm thu hẹp môi trường sống của loài chim, đồng thời tích cực trồng và mở rộng quy mô của nhiều khu rừng tự nhiên.
- Lai tạo, bảo vệ và lưu trữ các nguồn gen hiếm có của những loài chim đang được liệt kê vào sách đỏ, tức là đang trên bờ vực tuyệt chủng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và phục hồi trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
- Các loại nấm ăn được bổ sung nguồn dinh dưỡng cho sức khỏe
- Các loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày
Có thể thấy, các loài chim hiện nay sinh sống rất đa dạng với các chủng loại, kích thước và đặc điểm khác nhau. Vai trò quan trọng của chúng là không thể phủ nhận và chính vì thế nên mỗi cá nhân chúng ta, hãy thực hiện và tuân thủ các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật, trong đó có sự đa dạng của loài chim.